NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT KHI PHỐI GIỐNG CHO CHÓ MÈO
Những điều nhất định bạn phải biết khi phối giống cho Chó Mèo
Mở đầu là những kiến thức cơ bản trong việc phối giống Chó Mèo tưởng chừng như ai cũng có thể nắm rõ nhưng lại hay vô tình bỏ qua. Cùng Petit nhắc lại cho dễ nhớ bạn nhé!
🔸 Độ tuổi phối giống: 12 tháng trở lên cho chó mèo cái, 10 tháng cho chó mèo đực
🔸 Số lượng chó và mèo sinh con: thường dao động trung bình từ 2 đến 10 con cho một lứa, cũng có trường hợp số con vượt kỷ lục.
🔸 Đối với con giống là chó mèo cái khuyến nghị số lượng sinh sản: từ 3-4 lứa, hạn chế khai thác sinh sản nhiều hơn 4 lứa sẽ làm giảm đi sức khỏe và chất lượng con giống.
🔸 Đối với con giống là chó mèo đực: sẽ phần nào giảm thiệt hại về sức khỏe con giống so với con cái vì con đực chỉ cho giống mà không phải mang thai.
Một số lưu ý đặc biệt khi phối giống ở Chó Mèo
Hầu hết, người nuôi chó mèo thường lựa chọn phối cùng giống với nhau để đảm bảo cho ra con giống thuần chủng. Để chắc rằng con giống thuần chủng thực sự thì phải xem xét phả hệ nhiều đời của con giống. Đôi khi con giống được lựa chọn phối có sự khác nhau về màu sắc, đốm lông của các bé để cho ra màu lông độc đáo phối trộn giữa con giống bố và mẹ.
Đối với mèo khi nhân giống cũng có nhiều điều đáng lưu ý, bên cạnh việc cùng giống, các bé mèo còn có sự khác nhau giữa ở độ dài lông (lông ngắn, lông dài, không lông), độ dài chân (chân ngắn, chân dài) và đặc điểm của tai (tai cụp, tai thẳng, tai xoắn). Những đặc điểm này được quyết định bởi sự phối trộn gen mà người nuôi mèo khi phối cần lưu ý công thức phối mèo để tránh vô tình tạo ra những bé mèo đột biến gen khi phối. Mèo chân ngắn không nên phối với mèo chân ngắn dù khác giống, vì sẽ tạo ra chủng gen đồng hợp tử MM, chủng gen này sẽ gây nên việc khó sống sót cho lứa con mang gen này cả khi trong bụng mẹ. Ngoài ra mèo tai cụp thường được khuyến khích là không phối với nhau để tránh tạo ra sự đột biến gen tăng khả năng dị tật, thậm chí là không đi lại được.
Theo thể tự nhiên, các giống chó hoặc các giống mèo đều có thể cảm mến và tiến tới giao phối, sinh con với nhau thành công mà không lo lắng về sự dị tật như mèo ta (mèo Việt Nam) x mèo ngoại (Americano, British,..), chó Husky x chó Corgy, chó Poodle x chó ta (chó Việt Nam),…Sự phối trộn ngẫu nhiên này đôi khi sẽ tạo ra các bé con độc đáo như Husky chân ngắn nhỏ người, mèo ta với form mặt tròn hơn, Poodle với lông thẳng ít xoăn,..
Chế độ ăn uống và chăm sóc sẵn sàng trước khi phối giống
Trong chăm nuôi sinh sản, dinh dưỡng là quan trọng nhất. Để sinh nhiều, Chó Mèo cần rụng nhiều trứng. Và để rụng được, trứng cần phải khỏe và chín. Người nuôi chó sinh sản chuyên nghiệp sẽ chú trọng dinh dưỡng để nuôi trứng khỏe và sẵn sàng rụng khi đến kỳ salo.
Để trứng khỏe và chín sớm, thì khoảng 3 tháng trước kỳ salo hoặc ngay sau giai đoạn nuôi con của lứa trước, bạn “bồi dưỡng” HoneyChic vào khẩu phần ăn của Thú cưng để hồi phục sức khỏe cho bé mẹ và tăng cường đủ các chất dinh dưỡng mà trứng cần để sẵn sàng rụng khi đến kỳ salo tiếp theo.
Đó là với chó cái, còn với chó đực thì để tăng khả năng thụ thai sau khi phối, lượng tinh phải nhiều và đặc biệt tinh phải khỏe. Nếu bạn chủ động được đực giống, nên cho bé đực giống dùng kèm Lycoperm vào thức ăn thường xuyên, hoặc ít nhất 2 tuần đến 1 tháng trước khi phối để tăng cường sinh tinh.
Chú ý chăm sóc đặc biệt Chó Mèo mẹ trong mỗi giai đoạn phối giống
Sức khỏe chó mèo mẹ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đậu thai và giữ thai. Cần phải có chế độ dinh dưỡng và tập luyện rất hợp lý giữa các lần sinh để hồi phục sức khỏe cho chó mèo mẹ. Khi bé mẹ yếu, thiếu dinh dưỡng sau sinh thì tuổi sinh sản sẽ ngắn và càng về sau số chó mèo con sẽ càng ít đi.
Để tăng cường sức khỏe cho chó mẹ giữa các lần sinh, thì ngoài việc cho ăn thêm Honeychic để bổ sung dinh dưỡng như đã nói ở trên, bạn cần có chế độ tập luyện hợp lý. Cho Chó Mèo hoạt động thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải, như chạy bộ đơn giản hoặc chơi với cần câu, cat tree, cho chơi đùa ngoài công viên, bãi cỏ thoáng đãng để giải tỏa stress sau thời gian nuôi con.
Yếu tố tác động nào làm con giống giảm năng suất sinh sản?
Ngoài những vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe con giống, thời tiết nóng bức là một vấn đề đáng quan tâm trong việc đáp ứng hiệu quả phối giống ở Chó Mèo. Thời tiết quá nóng bức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở con đực giống, khiến tinh trùng nóng và không sống được gây nên hiện tượng chửa giả khi phối. Bên cạnh đó, khi đang ở trong môi trường mát mẻ mà phải thay đổi thời tiết quá nóng bức đột ngột sẽ dễ làm con giống bị stress, dẫn đến sảy thai..
Sinh sản là điều tự nhiên ở các bé Thú cưng, nhưng để đảm bảo có những thế hệ con khoẻ mạnh và chất lượng thì người nuôi chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện phối giống cho các bé. Vì bạn biết đó, trang bị kiến thức đầy đủ không bao giờ là dư thừa cả, Petit sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên suốt chặng đường, yên tâm nhé!