KIẾN THỨC VỀ CÁCH CHĂM SÓC MÈO

KIẾN THỨC VỀ CÁCH CHĂM SÓC MÈO

Nhiều người mới nuôi mèo thường hay không biết bắt đầu chăm sóc những bé mèo như thế nào? Vinpet.net chia sẻ một chút kiến thức về cách chăm sóc mèo cho những người mới nuôi mèo:

CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON

1.Chăm sóc mèo:

Chọn giống mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ không có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng. Đối với mèo còn nhỏ trước 35 ngày tuổi, để biết được mèo đực hay mèo cái hãy nhìn vào phía sau dưới hậu môn, nếu có 3 chấm đen (tính cả hậu môn) đó là mèo đực, có 2 chấm đen là mèo cái.

***Nuôi dưỡng mèo cái

Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 – 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.

Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.

Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau… Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn.

***Phát hiện mèo cái động dục

Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 – 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4.

Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lông của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.

***Chăm sóc mèo đẻ:

Mèo cái chửa 59 – 62 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra.

Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ làm bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót vải mềm làm ổ choe mèo đẻ và phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại.

Hãy để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết.

Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con…

***Chăm sóc mèo con:

Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.

Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. Cho mèo mẹ ăn 3 – 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa bò pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt.

Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ

nhung-hinh-anh-meo-con-tinh-nghich