BỆNH HÔ HẤP Ở MÈO VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỦ NUÔI CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC MÈO
Nhiều chủ nuôi quan niệm những căn bệnh liên quan đến hô hấp không nguy hiểm, chỉ cần đôi ba hôm là mèo cưng sẽ khỏe mạnh ngay. Mình cũng từng nghĩ vậy cho đến khi Mướp nhà mình (một chú mèo tam thể đáng yêu) bị viêm nhiễm đường hô hấp, khò khè, chảy nhiều dịch mũi và bỏ ăn. Khi đưa em đến thăm khám tại cơ sở thú y, bác sĩ bảo: “Suýt chút nữa bị nhiễm trùng rồi”. Lúc đó mình khá hoảng vì không nghĩ mọi việc nghiêm trọng như thế. Trải qua lần ấy, mình nhận thấy căn bệnh này không hề đơn giản, thế nên mình đã cặm cụi viết bài này để mang đến những kiến thức thật bổ ích cho chủ nuôi, cùng mình đón xem nhé:
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hô hấp ở mèo
Bệnh hô hấp ở mèo là thuật ngữ chung chỉ tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do một hoặc nhiều tác nhân virus, vi khuẩn gây ra. Một số loại virus, vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của mèo, thậm chí nhiễm trùng bao gồm:
- Herpesvirus loại 1: Virus gây ra tình trạng viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, phổi dẫn đến cúm mèo, celineza mèo và viêm phổi mèo
- Feline calicivirus: Rất dễ lây lan và gây nhiễm trùng đường hô hấp, kéo theo bệnh răng miệng từ nhẹ đến nặng
- Chlamydia: Chủng đặc biệt, tương tự siêu vi dẫn đến một số hiện tượng như chảy nước mắt, nước mũi
- Bordetella: Mèo cưng bị bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc virus này ở điều kiện sống quá đông đúc hoặc liên quan đến căng thẳng, stress
- Nấm: Mèo có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp khi tiếp xúc với phân chim và thực vật nổi mốc trắng, hư hại
Trong đó, Feline calicivirus (FCV), Herpesvirus (FVR) là hai tác nhân chính (lên đến 90%) dẫn đến những bệnh về đường hô hấp ở mèo. Virus và vi khuẩn gây ra bệnh hô hấp ở mèo rất dễ lây lan, một chú mèo bị nhiễm bệnh sẽ thải ra các phân tử truyền nhiễm trong nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và mắt. Những chú mèo nhạy cảm có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với mèo đang bị bệnh về đường hô hấp thông qua bát đựng thức ăn và nước, hộp vệ sinh, đồ chơi,..
Nguyên nhân gây ra bệnh hô hấp ở mèo
2. Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh hô hấp ở mèo
2.1. Triệu chứng
Những bệnh về đường hô hấp liên quan trực tiếp đến mũi và cổ họng nên thường gây ra các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, viêm kết mạc (viêm màng lót mí mắt), chảy dịch từ mũi hoặc mắt, nặng hơn có thể hình thành mủ. Ngoài ra, mèo còn có những biểu hiện thường gặp và dễ nhầm lẫn với bệnh khác như bỏ ăn, thờ ơ, sốt, hạch to và co thắt mi (nheo mắt).
2.2. Chẩn đoán bệnh hô hấp ở mèo
Virus, vi khuẩn gây bệnh chỉ tồn tại thời gian ngắn trong môi trường và tiêu diệt dễ dàng nếu biết cách khử trùng đúng cách. Các chuyên gia đã ước tình rằng FVR có thể tồn tại dưới 18 giờ bên ngoài cơ thể vật chủ trong khi FCV có thể sống tới 10 ngày. Do đó, để biết chính xác mức độ, tình trạng bệnh của mèo cưng, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán.
Quá trình chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp trên thường dựa trên các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ thú y sẽ có hướng chẩn đoán phù hợp:
Trong trường hợp bệnh hô hấp xuất phát từ virus, vi khuẩn: Được xác định bằng cách thu thập các mẫu tế bào và dịch tiết từ mũi, mắt hoặc cổ họng. Các sinh vật C. felis (vi khuẩn) có thể được xác định thông qua vết xước kết mạc (mẫu lấy từ mắt bằng tiểu phẫu, thường được gây tê tại chỗ hoặc cho mèo dùng thuốc an thần).
Trong trường hợp bệnh hô hấp trở nặng hơn và đã lan đến phổi: Mẫu xét nghiệm được lấy thông qua quy trình rửa khí quản (truyền chất lỏng vô trùng qua phổi).Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài và tái phát liên tục: Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bổ sung, bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm độ nhạy của dịch tiết.
Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh hô hấp ở mèo
3. 2 lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo mắc bệnh hô hấp
3.1. Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe
Đa số những trường hợp viêm nhiễm hô hấp sẽ không xảy ra biến chứng nặng và rất mau khỏi nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách. Cụ thể, khi mèo bị ngạt mũi, khó thở, bạn nên cho chúng xông hơi khoảng 10 – 15 phút theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp mèo chảy nước mũi nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mũi để giảm thiểu tình trạng này, giúp mô mũi của mèo không bị tổn thương. Nếu mèo bị mất nước, suy nhược hoặc tình trạng bệnh chuyển nặng thì bác sĩ thú y sẽ đề nghị nhập viện để được điều trị chuyên sâu hơn.
3.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Ngoài ra, khi mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị giảm khứu giác nên chúng thường chán ăn. Do vậy, bạn nên chế biến những món ăn hấp dẫn, kích thích giác quan, trong trường hợp bận rộn bạn có thể mua pate tươi đóng hộp để cải thiện chứng biếng ăn của mèo. Nếu vẫn còn phân vân, chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì bạn có thể tham khảo qua 2 dòng: Tasty dành cho mèo trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo) và Protector dành cho mèo dưới 3 tháng tuổi (bao gồm Cá Biển Cả, Cá Hồi Bụng Béo, Cá Sông Suối, Gà Cá Dưỡng Nhan, Gà Tí Nị, Tôm Cá Nhất Thể). Đây là những sản phẩm Pet Choy nghiên cứu trong suốt thời gian dài để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo mèo yêu của bạn vừa ăn ngon miệng vừa mau khỏi bệnh.
Lưu ý khi chăm sóc mèo bị mắc bệnh hô hấp
4. Cách phòng tránh bệnh hô hấp ở mèo chủ nuôi nên biết
Ông bà ta thường quan niệm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó bạn nên thực hiện những biện pháp phòng tránh để mèo không mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp nhé. Cụ thể:
- Cách ly đúng cách mèo bị nhiễm bệnh để bảo vệ những vật nuôi khác sống trong cùng môi trường
- Luôn chủ động tiêm phòng cho mèo cưng để ngăn ngừa tình trạng trở nặng, nhiễm trùng đường hô hấp
- Thường xuyên đưa mèo đến thăm khám định kỳ tại cơ sở thú y (3 tháng/lần) để sàng lọc dấu hiệu lâm sàng và ngăn chặn tình trạng nhiễm bệnh
- Như vậy, bài viết trên đã cung cấp kiến thức toàn diện về bệnh hô hấp ở mèo, triệu chứng, cách chẩn đoán và lưu ý chăm sóc, phòng bệnh. Pet Choy hy vọng mèo cưng của bạn sẽ mau khỏi bệnh và vui khỏe trở lại nhé!