Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo trọn bộ từ nhỏ đến lớn
Nuôi mèo cảnh có có không? Kinh nghiệm nuôi mèo và cách nuôi mèo trong nhà thế nào? Phải tăng sức đề kháng cho mèo con bằng cách nào? Chắc hẳn có rất nhiều bạn yêu mèo có cùng chung câu hỏi này đúng không? Nếu bạn đang muốn nuôi mèo thì đừng rời đi trước khi đọc xong bài viết này nhé. Pet Mart đã tổng hợp được rất nhiều kinh nghiệm nuôi mèo quý báu từ các chuyên gia, nó sẽ giúp ích được cho bạn rất nhiều đấy.
Nuôi mèo cảnh có khó không?
Bạn rất thích nuôi mèo nhưng lại rất do dự với câu hỏi trong đầu là: Nuôi mèo cảnh có khó không?. Bạn lo lắng không biết cách nuôi mèo trong nhà, không biết chăm chúng ra sao, cho ăn loại thức ăn gì…
Hầu hết những ai lần đầu nuôi mèo đều mang tâm trạng như vậy. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, kinh nghiệm nuôi mèo có thể được học hỏi từ những người khác, đọc sách báo, các thông tin trên các hội nuôi mèo. Nuôi mèo cảnh không hề khó như bạn tưởng tưởng. Hơn nữa, nuôi mèo còn giúp bạn yêu đời hơn. Vậy, ngại gì mà không thử sức mình đúng không nào?
Kinh nghiệm nuôi mèo con theo độ tuổi
Với bản tính hiền lành nhưng không kém phần tinh nghịch, mèo luôn là thú cưng được yêu chiều nhất. Nhưng chiều chúng như thế nào để chúng không hư thì không phải ai cũng biết. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ buổi bơ vơ mới về. Bạn nên áp dụng triệt để câu này với cách nuôi mèo trong nhà mình. Kinh nghiệm nuôi mèo con mà người chủ nào cũng cần có là sự bình tĩnh, kiên nhẫn.
Ngay từ khâu chọn mèo, đừng sốt ruột mà mang chúng về nuôi khi chưa đảm bảo ngày tuổi. Khi mèo tách mẹ đồng nghĩa với việc bạn trở thành người mẹ thứ hai của chúng. Hệ tiêu hóa non nớt, đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh. Nặng hơn có thể chết. Thế nên, bạn nên mang chúng về nuôi trong độ tuổi từ 8 – 10 tuần là đảm bảo nhất cho sự phát triển của mèo con. Lúc này, mèo con đã cai sữa và tự ăn cơm được. Việc tăng sức đề kháng cho mèo con cũng dễ dàng hơn khi chúng còn non nớt.
Cách nuôi mèo trong nhà với môi trường thân thiện nhất
Khi thay đổi môi trường sống, mèo con rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho mèo. Đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới. Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, theo kinh nghiệm nuôi mèo của nhiều người, bạn cần làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ.
Thời gian là lúc mới bắt về được khoảng 1- 2 tuần. Ở độ tuổi 10 -12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ ‘bén hơi’ với chủ hơn. Nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người. Thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã. Mỗi người sẽ có cách nuôi mèo trong nhà riêng, nếu bạn thấy nó phù hợp với tính cách của mèo cưng của bạn thì có thể áp dụng ngay.
Cách nuôi mèo trong nhà để không bị phá phách
Sử dụng đồ chơi, trụ cào móng cho mèo
Mặc dù mèo nuôi trong nhà vẫn giữ được bản tính tự nhiên. Chúng thích chạy nhảy, vui đùa, leo trèo lên đồ đạc trong nhà. Và không có quy tắc nào trong trò chơi của chúng. Việc bảo vệ đồ đạc trong nhà là trách nhiệm của chủ mèo.
Cách nuôi mèo con trong nhà tốt nhất là giới hạn chúng chơi đùa với những đồ đạc dễ xước, dễ vỡ. Ví dụ như kệ sách, bàn ghế, cốc thủy tinh bộ móng của chúng là để cào cấu. Nuôi mèo khó hơn nuôi chó là ở chỗ đó.
Có thể sử dụng những tấm thảm, trụ cào móng cho mèo, nhà cây cho mèo trong trường hợp này để chúng không cào lên nội thất trong nhà. Thêm vào đó, chủ nhà cần luôn ngăn những dấu hiệu mèo dơ móng vuốt ra.
Nếu đó là vấn đề nghiêm trọng của bạn, bạn nên xem xét lại cách nuôi mèo trong nhà của bạn. Nó đã phù hợp chưa? Hãy cất giấu những sản phẩm nội thất, đồ trang trí quý giá của mình một thời gian. Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm nuôi mèo lâu năm, đối với những đồ nội thất mới hãy giữ những miếng bọc.
Tránh sử dụng vải lụa, lanh và bông nếu có thể. Hoặc bạn cũng nên mài dũa móng cho những chú mèo nuôi trong nhà tránh sắc nhọn. Ngoài ra, sử dụng đồ chơi cho mèo để chúng chơi đùa và không còn hứng thú với đồ đạc trong nhà nữa.
Trồng cỏ bạc hà cho mèo
Bác sĩ thú y khuyến cáo một số cách nuôi mèo trong nhà như sau: các loại cây cỏ, hoa lá trong nhà có thể là mối nguy hiểm cho những chú mèo nuôi trong nhà. Bản tính thích gặm nhấm cây cối, thậm chí ăn chúng. Trước khi quyết định chăm sóc một vài loại cây nào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Hoặc có thể bạn nên trồng một bụi cỏ mèo dành riêng cho chúng. Vừa tốt cho sức khỏe, vừa đảm bảo được không gian xanh trong nhà. Khi đã nuôi mèo trong nhà, chắc chắn ai cũng muốn giành cho chúng một không gian tốt nhất. Vậy nếu bạn hiểu được những vấn đề nêu trên, chắc hẳn bạn sẽ thiết kế cho gia đình một không gian khoa học nhất. Nó vừa phù hợp với bạn, vừa phù hợp với chú mèo yêu quý của bạn.
Chăm sóc sức khỏe tăng sức đề kháng cho mèo con
Khi nuôi một chú mèo con bạn nên đưa bé đi khám thú y, tiêm phòng tăng sức đề kháng cho mèo con. Tránh các tác nhân xấu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Bạn cần lên lịch khám cho chúng khoảng từ 2- 3 tháng tuổi là tốt nhất.
Mèo cũng giống như một thành viên trong gia đình. Vậy nên chúng cũng cần được đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Không khác lắm với con người chúng ta, mèo cũng nên được đi khám định kỳ 2 lần 1 năm. Việc khám như vậy tất nhiên sẽ gây tốn kém về chi phí, nhưng đổi lại “người bạn” của chúng ta sẽ luôn duy trì được thể trạng khỏe mạnh tối ưu.
Mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ bao gồm:
- Tai – mũi – họng.
- Răng – hàm – mặt.
- Đo chỉ số sinh tồn.
- Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng.
- Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét.
- Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…
Bên cạnh việc khám tổng quan như vậy. Các bác sĩ thú y sẽ giúp bạn chuẩn đoán các căn bệnh về tâm sinh lí của mèo. Không những thế, còn là những chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng và độ tuổi mèo lúc bây giờ. Tăng sức đề kháng cho mèo với các yếu tố xấu của môi trường.
Nuôi mèo trong nhà nên đặt khay vệ sinh ở đâu?
Để xây dựng cách nuôi mèo trong nhà khoa học, có thể dễ dàng trong việc giám sát giờ giấc đi vệ sinh của mèo, nên để khay vệ sinh ngay trong nhà. Nhưng điều này khiến không gian ngôi nhà gặp không ít khó khăn. Việc sắp xếp đồ đạc hoặc mùi khó chịu là điều không tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của gia đình. Một số chủ mèo khác lại đặt trong phòng tắm.
Nhưng bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi làm sạch cơ thể mình trong một không gian như vậy. Và điều này quả thật rất khó chịu. Cần giới hạn không gian nhà với không gian khu vệ sinh của chúng. Bởi lí do rất đơn giản, mùi hôi và lông mèo sẽ ám vào quần áo của bạn bất cứ lúc nào. Thật mệt mỏi khi phải ngồi nhặt từng sợi lông mèo ra khỏi chúng. Nó khiến bạn bực bội và cau có với những chú mèo nuôi trong nhà của mình.
Một tầng hầm có thể là lựa chọn tối ưu nhất để đặt khay vệ sinh. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có không gian riêng này. Một lựa chọn khác phổ biến hơn như ngăn tủ giày, ngăn kéo phòng giặt, tủ bếp ít sử dụng đến để dành cho mèo.
Vậy cách nuôi mèo trong nhà với đồ dùng của chúng thế nào mới là hợp lý nhất? Với kinh nghiệm nuôi mèo của nhiều người, tùy theo không gian ngôi nhà bạn để đặt khay vệ sinh. Nên đặt gần khu vực mèo con ở. Để giảm thiểu mùi khó chịu, có thể sử dụng nhà vệ sinh cho mèo có nắp hoặc cát vệ sinh cho mèo khử mùi bán tại Pet Mart.
Kinh nghiệm nuôi mèo để có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất
Tại sao phải chọn thức ăn cho mèo?
Khi mà trên thị trường có nhiều sản phẩm thức ăn, pate cho mèo với giá cả và chất lượng khác nhau như hiện nay. Bạn luôn cần chú trọng đến những sản phẩm chất lượng nhất. Cùng với đó, để đảm bảo các giống mèo Anh lông ngắn, Ba Tư, Xiêm… được sử dụng đúng loại thức ăn.
Mèo con, mèo trưởng thành, mèo triệt sản , mèo mang thai, mèo già… được cung cấp đủ dinh dưỡng theo sự phát triển của chúng. Theo kinh nghiệm nuôi mèo của các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe bạn nên chọn loại thức ăn phù hợp nhất với cơ thể và khẩu vị của chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chắc chắn rằng bạn đã chọn đúng loại thức ăn với số lượng Protein và chất béo phù hợp.
Các loại thức ăn cho mèo
Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi mèo và cách nuôi mèo trong nhà mới, bạn cần hỏi bác sĩ thú y về chế độ dinh dưỡng. Khi mèo con đã cai sữa và về ở với bạn, việc tăng sức đề kháng cho mèo không còn dựa trên nguồn sữa mẹ nữa
Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô, pate cho mèo hoặc nước sốt. Đối với thức ăn khô, có thể kết hợp với sữa để làm mềm thức ăn. Vì hệ tiêu hóa của mèo con có thể chưa quen với loại thức ăn này. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.
Hãy phân chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hợp lí. Tránh để mèo ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa. Nếu bạn nuôi mèo cùng những con chó, bạn cần chỗ ăn cho mèo ở trên cao để những chú chó không chạm tới được.
Hãy chắc chắn rằng, có một chỗ lý tưởng để những con mèo có thể nhận thấy rõ ràng. Chỗ bạn có thể giúp những chú mèo vệ sinh sau bữa ăn một cách thuận tiện nhất. Nếu không có những con chó, những góc nhỏ là nơi lý tưởng làm phòng ăn cho chúng. Một số thương hiệu thức ăn cho mèo được cộng đồng người nuôi mèo sử dụng nhiều nhất hiện nay như:
- Thức ăn khô cho mèo: Royal Canin, Whiskas, ANF, MEC…
- Thức ăn ướt – pate cho mèo: CatSeaFish, MaxPower, Iris…
- Bánh thưởng cho mèo:Jerhigh, TRIXIE, MEOW FUN, Vegebrand…
- Dinh dưỡng cho mèo: gel dinh dưỡng, bột dinh dưỡng bổ sung Canxi, Vitamin…
Nên mua thức ăn cho mèo ở đâu?
Một trong những lưu ý cần thiết mà bạn nên nhớ khi mua thức ăn cho mèo là cần đảm bảo được tính “đầy đủ và cân bằng”. Để làm được điều này bạn nên chọn những cơ sở cung cấp thức ăn chất lượng và uy tín.
Trong đó, đơn vị được người dùng đánh giá và tin tưởng lựa chọn nhất trên thị trường hiện nay là Pet Mart với nhiều hệ thống cửa hàng trên cả nước. Các sản phẩm thức ăn đều chính hãng, đa dạng với nhiều loại khẩu vị, hương vị được các chú mèo yêu thích.
Kinh nghiệm nuôi mèo dưới 6 tháng tuổi
Mèo dưới 6 tuần tuổi
Mèo dưới 6 tuần tuổi gọi là mèo sơ sinh. Ở thời gian này, mèo đang có thể trạng khá là yếu và rất nhỏ, mọi sự tiếp xúc bạn cần thật nhẹ nhàng. Kinh nghiệm nuôi mèo con giai đoạn này bao gồm:
- Ủ ấp cơ thể mèo bằng đèn sưởi hoặc khăn bông 24/24
- Đối với mèo con mới sinh, chú ý xem có được cung cấp đầy đủ sữa mẹ 3 – 4 lần.
- Sử dụng thêm canxi để trộn lẫn vào sữa cho mèo con.
- Vệ sinh thường xuyên mèo bằng khăn bông và nước ấm.
Mèo từ 6 tuần – 10 tuần
Mèo từ 6 tuần đến 10 tuần đang dần cứng cáp hơn thời gian trước. Vì vậy bạn cần đẩy mạnh Protein cho mèo.
- Bắt đầu kết hợp sữa và canxi để cho mèo uống.
- Kết hợp thức ăn ướt cho mèo.
- Không cho mèo ăn các loại xương, rất dễ hóc.
- Sử dụng sữa tắm trị ve rận cho mèo chuyên dụng… với lịch tắm cụ thể cách nhau khoảng 1 tháng.
Mèo từ 3 – 6 tháng tuổi
Mèo từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn nhiều và bắt đầu lớn rất nhanh. Vậy nên bạn có thể:
- Cai sữa và cho ăn thức ăn ướt kết hợp với hạt khô để mèo quen dần.
- Sử dụng canxi đề đặn hòa vào nước uống.
- Luôn cung cấp lượng thức ăn và nước sạch cho mèo.
- Bắt đầu tẩy giun và có những mũi tiêm vaccine đầu tiên tại phòng khám thú y.
Kinh nghiệm nuôi mèo trên 6 tháng tuổi
Mèo trên 6 tháng tuổi là mèo trưởng thành. Với sức đề kháng lớn hơn, mèo cũng dần trở nên cứng cáp hơn. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều trong cách chăm sóc mèo. Những việc hòa đồng được với mèo ở độ tuổi này lại trở nên khó khăn hơn lúc trước. Vậy nên bạn hãy:
- Thiết lập 1 chế độ ăn uống kéo dài cho mèo.
- Đưa đến phòng khám thú y định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mèo đang rất tốt.
- Tránh đổi chủ trong thời gian này. Bởi việc đổi chủ sẽ tạo nên cú sốc và mèo lại phải trải qua nhiều cuộc huấn luyện mới. Mà trong thời gian mèo trưởng thành thì việc huấn luyện trở nên khó khăn hơn nhiều.
- Theo dõi, quan sát thật kĩ mèo để nhận ra khi nào mèo chán ăn, khi nào mèo thấy mệt mỏi. Hãy chú ý để có thể kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm tàng xuất hiện.
Kinh nghiệm nuôi mèo cái sắp đẻ
Khi trưởng thành, mèo bước vào thời kì sinh sản. Thời gian mang thai của mèo chỉ cần 2 tháng (59 – 62 ngày) là có thể đẻ. Dấu hiệu mèo sắp đẻ:
- Mèo tìm ổ đẻ
- Mèo sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp và thận trọng hơn.
- Bộ phận sinh dục bề ngoài sưng to, bầu vú căng to, vắt có sữa chảy ra.
Nhiệm vụ của bạn là gì:
- Làm ổ đẻ cho mèo bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót ổ đệm
- Đặt ổ đẻ ở nơi kín đáo, sách sẽ, yên tĩnh và ít người qua lại.
- Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, chỉ nên can thiệp khi thực sự cần thiết. Mèo có thể tự đẻ, cắt rốn và liếm con nên bạn không cần phải làm thay chúng.
- Tuyệt đối cấm người lạ nhìn thấy ổ đẻ của mèo nhà bạn, nếu không muốn chúng tha con đi nơi khác. Thâm chí mèo còn không cho con bú hoặc cắn chết con.
Kinh nghiệm nuôi mèo sau khi triệt sản
Chắc hẳn việc triệt sản cho mèo không còn xa lạ với những người đã, đang và sẽ nuôi mèo. Bởi lợi ích nó đem lại là rất nhiều. Đầu tiên, mèo triệt sản sẽ giảm thiểu hành vi “bỏ nhà đi bụi” hay phóng uế bừa bãi. Ngoài ra, mèo triệt sản còn giúp bạn không phải lo lắng mỗi khi chúng đi động dục vào ban đêm sẽ gặp nguy hiểm. Hay phát ra những tiếng kêu rên rợn người.
Về thể chất, triệt sản giúp khắc phục tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các bệnh như Pyometra. Nhiều chủ còn lo lắng về số lượng mèo con ra đời nhiều, không có kinh nghiệm nuôi mèo đẻ và không có khả năng để chăm sóc hết. Vậy triệt sản chính là cách giúp bạn khắc phục khó khăn đó.
Theo các bác sĩ thu y thì thời gian triệt sản cho mèo có thể dao động từ 2 – 6 tháng tuổi. Khi ấy mèo đang trong quá trình phát triển và trưởng thành. Cũng như chưa đi động dục lần nào. Việc chăm sóc cho mèo triệt sản không khó.
Chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y là được. Cho mèo ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu. Sử dụng loa chống liếm cho mèo để ngăn chúng liếm vết mổ làm bục chỉ. Kết hợp thuốc sát trùng cho vết thương nhanh lành.
Kinh nghiệm nuôi mèo có bộ lông mềm mượt, ít rụng
Mèo là loài động vật chăm chuốt để bản thân. Theo nghiên cứu chúng thường dành 30 – 40% thời gian cuộc đời để chăm chuốt đến bộ lông và sự sạch sẽ của mình. Nhưng đừng nghĩ rằng bạn không cần phải chải chuốt thay chúng. Với những mèo lông dài hay lông ngắn thì việc mua 1 chiếc lược chải lông, thường xuyên tắm và cắt tỉa lông cho mèo vô cùng quan trọng.
Lược chải lông mèo sẽ giúp bộ lông của mèo mềm mượt, đỡ rối rụng và khỏe khoắn hơn. Tỉ lệ rụng lông sẽ giảm xuống và những dị vật như bọ chét sẽ không có “đất dung thân” trên cơ thể mèo. Hãy lựa chọn loại lược có cấu trúc phù hợp với lông của mèo.
Trong khi chải lông cho mèo bạn cần quan sát thật kĩ xem trên da mèo có bọ chét hoặc ký sinh trùng khác không? Có bị tấy đỏ bất thường, u bướu gì không? Hay bất khì một vấn đề nào khác về da không?
Nếu có, bạn cần trị liệu ngay tại nhà với những con bọ chét hay ký sinh trùng đang bám trên cơ thể mèo. Bằng những loại sữa tắm cho mèo chuyên dụng hay thuốc trị bọ chét. Với những tình trạng xấu khác của da, bạn cần đưa mèo đến ngày cơ sở khám thú y để bác sĩ ở đó có thể chuẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh cho mèo.
Kinh nghiệm nuôi mèo để có hơi thở thơm tho
Các bệnh răng miệng ở mèo
- Hôi miệng.
- Răng lỏng lẻo.
- Răng bị đổi màu hoặc răng bị bao phủ bởi cao răng.
- Nhạy cảm hoặc đau trong miệng.
- Chảy máu.
- Chảy nước dãi rất nhiều hoặc bỏ ăn, trong khi đang cố gắng ăn.
- Sâu răng.
Phương pháp vệ sinh răng miệng cho mèo
Không chỉ riêng mèo mà tất cả các thú cưng khác, việc chải răng cho mèo là rất cần thiết. Việc chải răng sẽ giúp mèo tránh được những căn bệnh về răng miệng như hôi miệng, răng yếu hay cao răng… Bạn có thể tham khảo cách chải răng sau:
- Sử dụng kem đánh răng cho mèo chuyên dụng và chải răng thường xuyên hàng ngày bằng bàn chải.
- Chải thật nhanh cho mèo, không quá 30 giây.
- Phải kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng thường xuyên để vệ sinh kịp thời.
- Lưu ý, hãy cho mèo nếm trước vị kem đánh răng nhé.
Sau khi đã tập chải răng cho mèo xong, bạn cần lên kế hoạch vệ sinh răng chuyên nghiệp khi cần thiết. Việc chải răng dù tốt đến đâu cũng không thể làm sạch hiệu quả 100% mảng bám và tích tụ trên răng mèo. Đặc biệt là trong khoang miệng cũng như dưới phần nướu. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.
Kinh nghiệm nuôi mèo để có những thói quen tốt
Huấn luyện mèo ngay từ nhỏ
Mèo là động vật có tính cách kiêu ngạo. Đối với việc nó không thích, mèo rất khó nghe theo. Nhưng mèo lại là một động vật rất tuân thu quy tắc. Một khi hình thành được quy tắc, nó sẽ tự tuân theo.
Vì thế nên lợi dụng tính cách này của mèo con để tiến hành dạy bảo chúng. Bạn có thể khiến chúng phục tùng nghe theo mệnh lệnh. Từ kinh nghiệm nuôi mèo đúc kết được cho thấy mèo vốn thích chạy nhảy, vui chơi nên việc để chúng chạy nhảy trong nhà là điều cần thiết. Điều này giúp chúng thích nghi nhanh hơn với môi trường sống trong nhà. Xích buộc sẽ dẫn chúng hoang mang, sợ hãi… ảnh hưởng tới tính cách của chúng sau này.
Khi đã thích nghi với không gian sống, bạn nên rèn luyện thói quen về giờ giấc cho mèo. Nên huấn luyện mèo ngay từ nhỏ vì chúng sẽ tiếp thu rất nhanh. Các bài huấn luyện cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ, ăn uống đúng giờ giấc, không cào phá đồ đạc trong gia đình. Nếu làm tốt bạn sẽ tránh những rắc rối phiền hà về sau khi mèo lớn sẽ khó mà rèn được.
Khen thưởng cho mèo kịp thời
Ví dụ dạy bảo mèo “gọi là đến ngay”, cầm một thứ đồ ăn mèo con thích để đối diện chúng và nói “đến đây”. Khi mèo đi đến, hãy để chúng ăn. Đồng thời nhẹ vuốt ve, thể hiện sự khen ngợi. Nếu mèo con không đi qua, hãy để nó nhìn thức ăn, rồi ra khẩu lệnh “đến đây”.
Sau khi trải qua nhiều lần luyện tập, chỉ cần có tiếng gọi không cần có thức ăn. Mèo con cũng sẽ đi đến. Lúc này có thể tiến hành dạy bảo thêm một bước. Khi bạn nói “lại đây” và vẫy tay, nếu mèo con đi qua. Hãy cho nó phần thưởng để mèo hình thành phản xạ có điều kiện. Sau này dần dần chỉ vẫy tay, nếu mèo còn đi qua, bạn tiếp tục thưởng và vuốt ve nó.
Dạy một thời gian, mèo sẽ hình thành phản xạ. Chỉ cần chủ nhân vẫy tay, mèo con liền nhanh chóng đi qua. Mèo con ngoan ngoãn vâng lời, đối với chúng mọi thứ đều là chủ nhân đúng. Nhưng chúng cũng có cá tính riêng. Vì thế, theo kinh nghiệm nuôi mèo tốt nhất là chủ nhân nhất định không được trách mắng chúng. Mèo con có thể sẽ bị tổn thương lòng tự trọng và rời khỏi nhà.
Những sai lầm và lưu ý trong cách nuôi mèo trong nhà
Bạn có biết cách nuôi mèo trong nhà thế nào là tốt nhất? Lần đầu tiên nhận nuôi mèo con có thể coi là một dấu mốc lớn mà bạn không nên xem nhẹ. Dù rằng những chú mèo vốn có tiếng là biết tự chăm sóc bản thân, nhưng không có nghĩa là chúng không cần tới bạn quan tâm, chăm sóc.
Quyết định nuôi mèo một cách vội vàng
Nếu bạn quyết định mua một chiếc ví hay chiếc áo phông mới chỉ trong một phút “bốc đồng”. Bạn vẫn có thể trả lại nó trong trường hợp có nhầm lẫn về màu sắc hoặc không đúng kích cỡ. Tuy nhiên, nhận nuôi một sinh vật sống lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Cách nuôi mèo trong nhà cũng khác rất nhiều so với những thú cưng khác.
Việc nhận nuôi một chú mèo sẽ là một quyết định có tính chất ảnh hưởng lâu dài và cũng đòi hỏi nhiều yếu tố kèm theo. Do vậy, hãy xem xét vấn đề một cách cẩn thận trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Trước tiên, hãy đi học hỏi kinh nghiệm nuôi mèo con để có thể chăm sóc được chúng.
Không tìm hiểu chi phí dịch vụ chăm sóc mèo
Nuôi mèo cảnh có khó không? Tốn bao nhiêu tiền? Cách nuôi mèo trong nhà ra sao? Bạn cần phải biết rằng chăm sóc một chú mèo cũng tốn kém như nuôi một đứa trẻ. Không một tổ chức cho nhận con nuôi có trách nhiệm nào sẽ đồng ý giao một đứa bé cho người không có đủ tài chính.
Điều này là cần thiết để mang đến cho trẻ cuộc sống đầy đủ và được chăm sóc tốt nhất. Khi đón một chú mèo con về nhà, dù là không có kinh nghiệm nuôi mèo bạn cũng cần đảm bảo cung cấp cho chúng đầy đủ cho những nhu cầu cơ bản.
Cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp. Chi phí cho mèo bao gồm tiền mua thức ăn, đồ dùng, chăm sóc y tế. Đặc biệt với các giống mèo nhập ngoại, mèo lông dài bạn sẽ tốn thêm chi phí để làm đẹp cho chúng. Nếu không muốn những chú mèo trở nên xấu xí sau một thời gian ngắn.
Bỏ qua những điều trị thú y cần thiết
Đa số các chú mèo sẽ nhanh chóng khỏe lại nếu chỉ bị bệnh nhẹ. Nhưng chúng cũng có thể tử vong một cách nhanh chóng do những trường hợp khẩn cấp không được xem xét cẩn thận và điều trị đúng đắn.
Không cho mèo tiêm phòng, không tẩy giun cho mèo là một trong những sai lầm bạn không nên mắc phải. Cách nuôi mèo trong nhà không giống như các nuôi mèo hoang ngoài đường, chỉ cho ăn là đủ. Chăm sóc thú ý giúp tăng sức đề kháng cho mèo chống lại bệnh thật.
Không triệt sản cho mèo
Hàng ngày, có rất nhiều lời thắc mắc, xin giúp đỡ từ những người chủ nuôi đã không triệt sản cho mèo cưng của họ. Ví dụ như: trong giai đoạn động dục, mèo đực thường xuyên tè bậy ra khắp nhà hoặc trốn ra ngoài để đánh nhau với những con mèo đực khác
Còn mèo gây ồn ào bởi tiếng kêu rên ầm ĩ của chúng trong thời kì động đực. Và tệ hơn là sự xuất hiện của những bé mèo con “bất ngờ” ngoài ý muốn. Vấn đề quá tải số lượng mèo hiện nay chính là lý do vì sao nên triệt sản cho mèo. Ngoài ra, việc triệt sản sẽ giúp tránh được nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Ngay cả những người chưa có kinh nghiệm nuôi mèo cũng có thể hiểu được vấn đề này.
Mua thức ăn cho mèo giá rẻ kém chất lượng
Người chủ thường tiết kiệm tiền bằng cách nuôi mèo trong nhà với những loại thức ăn rẻ tiền. Nhưng bạn có thể tốn nhiều hơn để chăm sóc thú y nếu có vấn đề gì xảy ra. Các chú mèo cần được bổ sung một nguồn Protein từ thịt có chất lượng.
Bạn không nên cho mèo ăn quá nhiều ăn độn ngũ cốc. Đặc biệt là ngô, loại Protein giá rẻ mà nhiều nhà sản xuất thức ăn cho mèo sử dụng. Chủ nuôi mèo cần phải tìm hiểu về các loại thức ăn hợp lý và hãy lựa chọn nhãn hàng tốt nhất bạn có thể mua cho mèo yêu của mình.
Bạn sẽ thấy rằng khi sử dụng những loại thực phẩm chất lượng tốt, chú mèo của bạn sẽ ăn ít hơn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ béo phì và nhiều bệnh khác ở mèo. Đây là kinh nghiệm nuôi mèo quan trọng, bạn cần ghi nhớ thật kĩ nhé.
Để mèo đi tự do
Nhiều người tin rằng, cách nuôi mèo trong nhà tốt nhất là để chúng tự do thoải mái. Được hít thở không khí trong lành và đón ánh mặt trời. Trong khi đó, nhiều chủ nuôi khác lại cho rằng họ có thể bài trí những khu vực riêng trong nhà để mèo có thể vui vẻ chơi đùa một cách lành mạnh, an toàn.
Rõ ràng việc cho mèo thoải mái ra ngoài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. May mắn là bạn có thể áp dụng nhiều cách sắp xếp cho mèo cưng của mình. Để mang lại cho nó sự dung hòa tốt nhất giữa thế giới bên ngoài và bên trong. Để có thể khiến chúng hạnh phúc mà vẫn an toàn. Thay vào đó hãy chơi và dắt mèo đi dạo thường xuyên.
Không làm sạch nhà vệ sinh cho mèo
Các chú mèo sẽ thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo và cho biết, nếu nhà vệ sinh không được sạch sẽ, chúng sẽ đi vệ sinh ra bên ngoài. Hớn nữa cát bốc mùi tạo cảm giác khó chịu khi mèo giẫm lên.
Do vậy, việc thường xuyên làm sạch thùng vệ sinh cho mèo là cần thiết. Nếu chú mèo không dùng nhà vệ sinh dù bạn đã làm sạch chiếc thùng rất cẩn thận. Thì có thể mèo đang gặp vấn đề về đường tiết niệu. Đây là một tình huống rất khẩn cấp và cần chữa trị kịp thời.
Không để mèo sống đúng bản năng
Mèo không phải là một đứa trẻ và cũng chẳng phải một chú chó. Mèo có những cách thức độc đáo riêng để khiến bản thân chúng trở thành sinh vật đáng yêu nhất. Chúng cũng biết cách khiến chúng ta “vỡ mộng”. Cách nuôi mèo trong nhà rất quan trọng để điều tiết bản tính của chúng.
Bởi lẽ ta không thể hiểu hết được rút cục chúng muốn gì. Các chú mèo theo bản năng thích tìm đến những nơi cao và chông chênh do bản tính chúng khá là bướng bỉnh, ngang ngạnh. Nhiệm vụ của chúng ta là điều tiết làm sao để những nhu cầu của mèo cưng phù hợp với các cách thức, giới hạn chúng ta có thể chấp nhận được.