Các bệnh thường gặp ở mèo mà chủ nuôi phải biết

Cũng giống như con người chúng ta, mèo cũng thường gặp các vấn đề về sức khoẻ nếu không được chăm sóc kỹ càng. Cụ thể, sau đây là các bệnh thường gặp ở mèo mà bạn nên nhớ để có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.

Bệnh nấm mèoMột trong các bệnh thường gặp ở mèo

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm mèo là vì mèo của bạn không được sưởi ấm và lau khô sạch sẽ sau khi tắm xong. Ngoài ra, nếu môi trường sống của thú cưng không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến mèo bị nấm – một trong các bệnh mèo thường gặp.

Triệu chứng khi mèo bị nấm

  • Bạn sẽ thấy thú cưng của mình thường ngứa ngáy, khó chịu và tự cào vào thân của mình.
  • Rụng lông thành mảng, trên da xuất hiện các mảng như đóng thành vảy, da bị kích ứng màu đỏ.
  • Khi ở gần, mèo sẽ có mùi hôi khó chịu dù mới tắm sạch sẽ xong.

Cách điều trị bệnh nấm ở mèo

Khi phát hiện thú cưng của mình mắc một trong các bệnh thường gặp ở mèo, bạn cần nhanh chóng cạo lông để tình trạng ngứa ngáy, các mảng trên da mèo không lây lan diện rộng.

Sau đó hãy đến các hiệu thuốc thú ý để mua các loại thuốc đặc trị như Nizoral, Ketoconazol, Kentax, Fungikur, Biopirox, mỡ kẽm Oxyd,… Để thoa váo những chỗ nấm, vệ sinh sạch sẽ vị trí đó. Có một số trường hợp bệnh nấm đã nặng thì bạn nên kết hợp với thuốc uống và bổ gan để mèo nhanh khỏi bệnh hơn.

Sán – Thuộc top các bệnh thường gặp ở mèo

Đây là một bệnh rất phổ biến ở loài vật nuôi trong nhà này vì có nhiều con đường để giun sán có thể xâm nhập và làm tổn thương mèo. Chẳng hạn như:

  • Bị lây trứng giun trong quá trình uống sữa mèo mẹ.
  • Mèo có thể bị nhiễm giun móc qua da
  • Thông qua bọ chét hoặc các loài gặm nhấm như chuột, mèo có thể sẽ bị sán dây.

Triệu chứng khi mèo bị sán

Khi bị nhiễm sán, bạn sẽ khó có thể thấy được dấu hiệu bên ngoài vì nó nằm trong cơ thể. Bạn chỉ có thể phát hiện mèo bị nhiễm sán khi quan sát kỹ trong quá trình mèo sinh hoạt, như:

  • Mèo đi ngoài có giun sán.
  • Mèo thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, không linh hoạt như trước.
  • Thường xuyên bỏ ăn hoặc mặc dù mèo ăn uống đầy đủ, ăn nhiều nhưng không lên cân mà ngược lại ngày càng gầy đi.

Cách điều trị bệnh sán ở mèo

Khi mèo bị bệnh này, cách duy nhất là bạn phải đưa thú cưng đi tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.

Các bệnh thường gặp ở mèo – Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những bện h thường gặp ở giống vật nuôi này. Đặc biệt, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mèo bị tiêu chảy.

Các nguyên nhân khiến mèo mắc bệnh tiêu chảy

  • Nếu mèo con (dưới 2 tháng tuổi) bị tiêu chảy thì rất có thể, nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn và giun sán. Lúc này sức đề kháng của mèo đang yếu, chưa hoàn thiện nên nếu không được phát hiện kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến tử vong.
  • Nếu bạn cho mèo ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì rất có thể mèo sẽ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
  • Coronavirus dẫn đến viêm màng bụng truyền nhiễm FIP (Feline Infectious Peritonitis), từ đó khiến thú cưng của bạn bị rối loạn tuần hoàn, tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, mèo có nguy cơ tử vong cao.
  • Suy giảm miễn dịch FIV (Feline Immunodeficiency Infection) cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy – một trong các bệnh thường gặp ở mèo.
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến boss nhà bạn bị tiêu chảy là do bệnh Care (Viêm ruột truyền nhiễm). So với các nguyên nhân vừa kể trên thì Care khá nguy hiểm, khiến mèo non có tỷ lệ tử vong cao.

Triệu chứng khi mèo bị tiêu chảy

Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất:

  • Mèo đi ngoài có phân loãng và có giun.
  • Phân loãng và còn có màu đỏ như máu, mùi tanh.
  • Mèo thường xuyên bị nôn, nhất là sau khi ăn xong.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở mèo

Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng cách điều trị khác nhau. Cụ thể, sau đây là 2 cách cơ bản nhất bạn có thể áp dụng:

  • Nếu tình trạng tiêu chảy ở mèo còn nhẹ thì bạn có thể tự điều trị ở nhà bằng cách cho mèo uống Metamucil. Ngoài ra trong thức ăn của mèo, bạn bổ sung thêm men vi sinh vào thức ăn,…
  • Nếu mèo có dấu hiệu nguy cấp hơn như liên tục nôn, co thắt bụng,… thì hãy đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.

Khi mèo mắc bệnh bọ chét phải làm sao?

Bọ chét là vấn đề vô cùng phổ biến và khá nhức đầu đối với những người nuôi thú cưng, nhất là mèo. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị, chúng sẽ lây lan nhanh chóng, dẫn đến viêm.

Vậy triệu chứng của bệnh bọ chét – một trong các bệnh thường gặp ở mèo và cách chữa trị như thế nào? Hãy theo dõi thông tin sau để được Chợ Tốt giải đáp chi tiết!

Triệu chứng khi mèo bị bọ chét tấn công

Nếu bạn thấy thú cưng của mình thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và gãi quá mức thì đó chính là dấu hiệu cho thấy mèo đã bị bệnh bọ chét. Ngoài ra, nếu da của mèo sần sùi, sưng tấy, đóng vảy, thậm chí lớp da bên ngoài bị chảy máu,… Thì hãy nhanh chóng điều trị ngay để boss không gặp vấn đề nguy hiểm khác.

Cách điều trị bệnh bọ chét

Có nhiều cách để đuổi bọ chét, không để chúng tấn công thú nuôi của bạn như là dùng thuốc bôi, xịt các vị trí mèo bị chảy máu trên da. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các vòng đeo trị bọ chét cho mèo. Nếu sau khoảng 2 – 3 ngày mà tình trạng của mèo không tiến triển tích cực hơn thì phải mang đến phòng khám thú y để bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Bệnh rụng lông ở mèo có nguy hiểm không?

Đây là một trong các bệnh thường gặp ở mèo anh lông dài, Mèo Ba Tư,…và nhiều giống mèo khác có đặc điểm bộ lông phát triển. Mặc dù tình trạng rụng lông ở mèo là một chuyện rất bình thường nhưng không nên không nên chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy thú cưng đang bị các căn bệnh về da.

Triệu chứng mèo mắc bệnh rụng lông (Alopecia)

Dấu hiệu cho thấy mèo đang bị rụng lông bệnh lý là:

  • Lông mèo bị rụng thành từng mảng lớn, nhỏ khác nhau.
  • Trên da mèo xuất hiện các mảng hói, tạo vảy,…
  • Mèo ngứa và gãi lên da của mình liên tục dẫn đến xuất hiện các mảng đỏ.

Cách điều trị tình trạng mèo bị rụng lôngcác bệnh thường gặp ở mèo

Bạn không nên chủ quan khi nhìn thấy thú cưng của mình bị rụng lông nhiều mà hãy quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của boss. Nếu bên cạnh dấu hiệu rụng lông, mèo còn có các biểu hiện như chán ăn, lười vận động, gãi liên tục,… thì hãy áp dụng các cách điều trị như sau:

  • Thường xuyên chải lông cho mèo, nhất là vào buổi sáng hoặc tối.
  • Cắt tỉa lông cũng là cách điều trị hiệu quả.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho thú cưng mỗi tuần và đừng quên vệ sinh chỗ ở cho boss.
  • Cung cấp cho mèo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, nhiều axit amin, omega 3 và 6, magie, kẽm, chất xơ,…

Các bệnh thường gặp ở mèo – Bệnh da liễu

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một vòng đời, từ 6 đến 15% mèo sẽ có ít nhất một lần mắc bệnh lý về da. Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này?

Một số loại bệnh da liễu thường gặp ở mèo

  • Mụn trứng cá
  • Da khô, bong tróc
  • Khối u da
  • Chấy, nhiễm trùng
  • Ve tai, viêm da
  • Viêm da dị ứng
  • Bệnh túi bào tử
  • Giun đũa
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Nhiễm khuẩn

Cách phòng tránh bệnh da liễu cho mèo

  • Luôn giữ mèo đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm rửa, làm sạch và khử trùng khu vực sinh hoạt, ngủ nghỉ.
  • Thường xuyên giặt quần áo cho thú cưng giống như con người.
  • Khi phát hiện một trong những thú cưng của bạn bị vấn đề về da liễu, hãy cách ly nó với những con khác để tránh lây nhiễm.

Trên đây là các bệnh thường gặp ở mèo và cách chữa trị cơ bản nhất. Nếu bạn còn biết các bệnh thường gặp ở mèo khác, hãy chia sẻ với Chợ Tốt và mọi người cùng biết.