Top 10 bệnh thường gặp ở mèo – dấu hiệu & cách phòng tránh!
Mèo là loài thú cưng được mọi người lựa chọn làm vật nuôi rất nhiều hiện này, vì chúng luôn đáng yêu và thân thiện. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi và chăm sóc, mèo thường gặp một số căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được. Để bảo đảm sức khỏe của mèo luôn được duy trì tốt, bạn nên tham khảo những bệnh thường gặp ở mèo dưới đây. Chỉ có như vậy, mèo mới được phòng tránh một cách hoàn hảo nhất.
- Làm gì khi chó mèo chết? Những việc NÊN✔️ và KHÔNG NÊN❌ làm
- Mèo bị chết là điềm gì? Giải mã các điềm báo – xui hay không?
Top 10 bệnh thường gặp ở mèo – cần chú ý các dấu hiệu và phòng tránh cho các bé!
1. Bệnh dại (Rabies)
a. Bệnh dại là bệnh gì?
Bệnh dại hay còn được gọi là bệnh Rabies, nguyên nhân gây bệnh chính là do bị nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang động vật, từ động vật lây sang cho con người, do bị nhiễm nước bọt có chứa vi rút dại.
Thông thường, mèo bị bệnh dại là do vết cắn, vết liếm từ động vật mắc bệnh dại. Ngoài ra, bệnh dại có thể bị lây nhiễm thông qua đường tiếp xúc. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Vậy nên đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ở động vật, trong đó có loài mèo.
b. Triệu chứng của bệnh dại
Mèo bị bệnh dại thường sẽ ủ bệnh từ 2 tuần đến 5 tuần, sau đó sẽ suy hô hấp và tử vong. Khi mèo bị bệnh dại, thì không có cách để cứu chữa, tuy nhiên chúng ta cần theo dõi các biểu hiện nhằm phòng tránh bệnh dại cho những con vật khác, kể cả bảo vệ sự an toàn cho con người.
Khi mèo bị bệnh dại sẽ có biểu hiện tiêu biểu như chảy nước dãi, đồng tử mắt mở to hơn. Bên cạnh đó, thú cưng của bạn sẽ trở nên hung dữ và có những hành động kỳ lạ hơn. Trong những ngày cuối, mèo sẽ bỏ ăn, ngáp nhiều và khó thở dẫn đến tử vong.
c. Cách phòng tránh bệnh dại
Trong tất cả các loài động vật, thì mèo là loại động vật dễ bị mắc bệnh dại nhất. Vậy nên, để ngăn ngừa được căn bệnh này, chúng ta nên cho bé đi tiêm vacxin để có thể hạn chế tối đa được việc mắc bệnh. Không nên cho thú cưng tiếp xúc với thú nuôi có những biểu hiện khác thường, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus gây nên bệnh dại.
2. Bệnh giảm bạch cầu (bệnh Ca-rê)
a. Bệnh giảm bạch cầu (bệnh Ca-rê) là bệnh gì?
Bệnh giảm bạch cầu được xem là một căn bệnh ung thư của động vật. Đặc biệt, mèo bị bệnh giảm bạch cầu chiếm tỷ lệ cao hơn các loài động vật khác. Bệnh Ca-rê là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo có tên tiếng anh là Felien infectious Enteritis. Bệnh do một loại DNA virus có tên Felien pavovirus gây ra, đa phần những chú mèo có độ tuổi từ 3 tháng đến 11 tháng dễ bị nhiễm vì có sức đề kháng yếu.
Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp, tiêu hóa. Virus phá hủy các mô của các bộ phận trên cơ thể làm cho lượng bạch cầu bị giảm đi. Lượng bạch cầu giảm đi khiến mèo bị bệnh trở nên mệt mỏi, giảm sức đề kháng và có khả năng chống chọi lại bệnh rất kém. Nhiều thú cưng mặc dù có thể được chữa lành bệnh, nhưng di chứng để lại sau này là rất cao.
b. Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu
Mèo bị bệnh giảm bạch cầu sẽ có một số triệu chứng cụ thể như tiêu chảy, mất nước, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… Nhiều bé sẽ trở nên hung dữ, có thể cắn xé mọi thứ xung quanh. Mèo có thể bị sốt cao 40 độ C, lông xù lên, làm biếng vận động, bỏ ăn, vô cảm, niêm mạc nhợt nhạt.
Bên cạnh đó, mèo bị bệnh sẽ rối loạn tiêu hóa. Các biểu hiện của việc rối loại tiêu hóa chính là khát nước, nôn nhiều, phân có mùi thối khắm, đôi khi phân sẽ có lẫn máu. Nếu bạn sờ vào bụng, mèo sẽ bị đau và có sự phản kháng.
Bệnh Ca-rê tiến triển khá nhanh, không ủ bệnh như bệnh dại. Nếu như sau một thòi gian ngắn mà mèo không đủ sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật, thì thân nhiệt của mèo sẽ hạ xuống đáng kể. Sau đó sẽ hôn mê và chết. Bệnh Ca-rê có tỷ lệ tử vong khá cao từ 50% – 80%.
c. Cách phòng tránh bệnh giảm bach cầu
Để phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo, cách tốt nhất hiện nay chính là phải tiêm phòng từ khi thú cưng đang còn nhỏ. Khi mèo đã bị bệnh cần cho mèo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng thêm sức đề kháng. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhưng nếu có đầy đủ sức đề kháng để chống chọi, thì mèo bị bệnh sẽ nhanh vượt qua được thời kỳ nguy hiểm.
Cách ly mèo bị bệnh riêng ra để các vật nuôi khác không bị lây bệnh, đặc biệt là mèo con. Bệnh giảm bạch cầu rất dễ bị lây, vậy nên khi có các triệu chứng nghi ngờ, chúng ta cần tách biệt vật nuôi, không cho chúng ở chung với nhau.
3. Bệnh suy thận
a. Bệnh suy thận ở mèo là bệnh gì?
Bệnh suy thận thường được chia làm hai loại là suy thận mãn tính và suy thận cấp tính. Suy thận cấp tính là sự giảm đột ngột chức năng thận, còn suy thận mãn tính là tình trạng thận đang dần bị suy yếu. Thận đảm nhiệm chức năng rất lớn bên trong cơ thể, một khi thận ngừng hoạt động thì kéo theo tất cả các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này làm cho mèo bị bệnh suy thận dễ tử vong, mặc dù đã được chữa trị cẩn thận.
Bệnh suy thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình một trong những tác nhân chính là bị tắc nghẽn đường tiết niệu. Ngoài ra, có nhiều chất độc có thể gây ra bệnh suy thận, như từ việc ăn uống hay tích tụ từ những tác nhân bên ngoài môi trường.
Hoa Lily cũng chứa độc tố gây nguy hiểm cho thận, vậy nên chúng ta cần cho mèo tránh tiếp xúc với loại cây này. Sử dụng nhiều kháng sinh cũng khiến cho thận dễ bị suy yếu như nhóm thuốc aminoglycoside (Amikacin và Gentamycin).
b. Triệu chứng của bệnh suy thận
Mèo bị bệnh suy thận có một số triệu chứng đặc biêt và dễ nhận thấy đó là bỏ ăn và nôn mửa, sụt cân. Ngoài ra, suy thận còn làm cho mèo bị bệnh có một số biểu hiện như:
- Bị mất phương hướng
- Ngủ nhiều
- Không giao tiếp, hạn chế hoạt động
- Uống nhiều nước
- Thay đổi tần suất đi tiểu, thường làm giảm
- Không thèm ăn như trước
- Tiêu chảy
- Loét miệng
- Hơi thở có mùi hôi
- Lưỡi có màu nâu
c. Cách phòng tránh bệnh suy thận
Cách phòng bệnh suy thận tốt nhất cho mèo chính là phải đưa ra được chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Không nên cho mèo ăn quá nhiều và dư chất. Những phần chất dư này sẽ dần tích tụ và gây ra các áp lực cho thận. Thân phải điều tiết quá nhiều khiến cho chức năng hoạt động bị quá tải và khiến suy thận.
Nên cho mèo sử dụng lượng phosphorus và protein ở mức thấp, hãy tăng cường vitamin D và omega-3 vào khẩu phần ăn. Chỉ cho mèo uống nước sạch, sống trong môi trường trong lành. Ngoài ra, nên đưa thú cưng đến khám ở bác sỹ thú y định kỳ, để có thể phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm. Từ đó thú cưng được chữa trị kịp thời và hiệu quả hơn.
4. Bệnh tiêu chảy
a. Bệnh tiêu chảy là bệnh gì?
Bệnh tiêu chảy ở mèo là bệnh do nhiễm vi khuẩn và giun sán. Mèo ăn phải các thức ăn bị ôi thiu, bẩn hoặc ăn phải các chất tẩy rửa. Khi mèo bị bệnh tiêu chảy, phân mèo sẽ mềm hơn và tần suất đi vệ sinh sẽ cao hơn thông thường. Trong phân có lẫn máu, có chất nhầy hoặc thậm chí có các ký sinh trùng.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy xuất phát từ nhiều tác nhân khác nhau như:
- Ngộ độc thức ăn
- Bệnh rối loạn tiêu hóa
- Giun, sán
- Bệnh gan
- Viêm tụy
- Dị ứng với thức ăn
- Loạn khuẩn
- Phản ứng phụ của thuốc kháng sinh
- …
b. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Cách để phát hiện sớm bệnh tiêu chảy ở mèo chính là quan sát phân mèo thải ra. Phân sẽ không khô, cứng mà hình dạng sẽ lỏng hoặc chảy nước. Trong phân thường có máu, chất nhầy, giun… Ngoài ra, mèo có các biểu hiện khác như buồn nôn, đi vệ sinh không tự chủ, đi nhiều lần, căng thẳng khi đi vệ sinh và không đi đúng nơi quy định.
Mèo cưng còn có thể mất ăn, mất ngủ, người yếu ớt, khát nước nhiều hơn. Mèo thường đau bụng và ngày càng sụt cân do việc tiêu hóa không ổn định.
c. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy
Để giúp mèo phòng được bệnh tiêu chảy, chúng ta nên cho mèo ăn uống sạch sẽ, được sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ. Giúp mèo tránh xa các loại thuốc trừ sâu hay bả chuột. Cho mèo ăn uống theo một chế độ có khoa học. Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột, chỉ nên thay đổi dần để mèo có thể làm quen với loại thức ăn mới.
Tiêm phòng cho mèo để mèo có thể giảm thiểu được việc mắc bệnh từ các loại virus, vi khuẩn. Theo dõi sức khỏe của mèo hàng ngày, khi thấy có một trong các triệu chứng trên, cần phải đưa mèo đến bác sỹ thú y để thăm khám và chữa trị.
5. Bệnh suy giảm hệ miễn dịch (Feline Imunodeficiency Virus – FIV)
a. Bệnh FIV là bệnh gì?
Bệnh suy giảm hệ miễn dịch FIV ở mèo tương tự như bệnh HIV ở con người. Khi mắc căn bệnh này, mèo sẽ bị giảm chức năng miễn dịch, khiến cơ thể yếu đi và không đủ sức đề kháng để chống chọi lại mọi bệnh tật. Theo thống kê, cứ 100 chú mèo thì sẽ có 3 con mắc bệnh FIV.
Tương tự như bệnh HIV, virus FIV chỉ lây truyền từ mèo sang mèo, chứ không lây lan bệnh sang những con vật khác. Bệnh thường lây qua các vết cắn, không lây qua đường hô hấp hay ăn uống. So với mèo cái, thì mèo đực có khả năng bị bệnh cao hơn. Khi mèo đang mang thai và cho con bú, mèo con cũng sẽ dễ bị lây bệnh, vì virus vẫn thường xuất hiện ở bên trong tử cung.
b. Triệu chứng bệnh FIV
Bệnh thường diễn ra trong ba giai đoạn, nên mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn cấp tính: Trong giai đoạn này, mèo bị bệnh thường sốt, sưng hạch bạch tuyết. Da của mèo sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị nhiềm trùng đường ruột. Giai đoạn một bệnh có thể kéo dài từ 4 tuần đến 6 tuần.
- Giai đoạn hai là giai đoạn tiềm ẩn (giai đoạn cận lâm sàng): Giai đoạn này có thể kèo dài trong nhiều năm, và không có biểu hiện nào rõ rệt. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể mèo đang dần dần bị phá hủy từng ngày một. Tuy nhiên, bên ngoài chúng ta sẽ không nhận ra sự thay đổi này, và mèo cũng không có biểu hiện gì quá khấc biệt.
- Giai đoạn bệnh AIDS: Đây là giai đoạn mà virus FIV đã hủy diệt toàn bộ hệ thống miễn dịch trên cơ thể. Vậy nên, bất kỳ một căn bệnh nào khi phát sinh trong giai đoạn này đều làm cho mèo nhanh yếu đi, nhanh lây lan và làm cho sức khỏe dần một cạn kiệt. Đây cũng là giai đoạn mà các bệnh nhiễm trùng dễ phát sinh, điển hình như bệnh nhiễm trùng răng miệng. Khi hệ miễn dịch suy giảm, mèo có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh thần kinh, thiếu máu và ung thư.
c. Cách phòng tránh bệnh FIV
Giữ mèo cưng trong nhà là cách tốt nhất để bảo vệ thú cưng khỏi virus FIV. Không nên cho mèo tiếp xúc quá gần với những con mèo khác. Vì có thể những chú mèo khác đang mang trong mình loại virus này. Không cho mèo đùa giỡn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cắn xé nhau. Các vết cắn chính là nguyên nhân chủ yếu khiến virus FIV lây lan và truyền bệnh.
Viêm phòng ngừa cho thú cưng từ khi còn nhỏ. Khi gửi gắm mèo đến ở cùng với nhiều thú nuôi khác, cần chắc chắn rằng giữa chúng có khoảng cách nhất định. Hoặc phải đảm bảo những chú mèo khác có kết quả âm tính với virus FIV.
6. Bệnh viêm phúc mạc (FIP)
a. Bệnh viêm phúc mạc (FIP) là bệnh gì?
Bệnh viêm phúc mạc có tên khoa học là Feline Infectious Peritonitis, viết tắt là FIP. Mèo bị bệnh FIP là do virus thuộc chủng Coronavirus gây ra. Bất kỳ một chú mèo nào bị nhiễm loại virus này đều dễ mắc bệnh FIP. Những chú mèo có sức đề kháng yếu hay từng bị giảm bạch cầu cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, bệnh FIP thường rơi vào những bạn mèo dưới hai tuổi, mèo bị stress hay những chú mèo ở chung chuồng trong một diện tích quá nhỏ hẹp. Phân mèo là nguyên nhân chính gây nên loại bệnh này, trong phân mèo thải ra sẽ chứa Coronavirus. Loại virus này tồn tại trong môi trường và làm những thú nuôi khác bị bệnh.
b. Triệu chứng bệnh viêm phúc mạc
Mèo bị bệnh FIP có nhiều triệu chứng rất dễ nhận biết, và thông thường khi bị bệnh, mèo sẽ ở hai thể là khô và ướt.
- Mèo ở thể ướt: Mèo bị ở thể ướt thường có dịch tích tụ ở phần xoang bụng. Không những thế, bùng còn phình to, thở gấp, da vàng nhợt nhạt. Mèo sẽ bị sốt, nhiệt độ rơi vào khoảng 39.5 độ C.
- Mèo ở thể khô: Mèo thể khô thường kén ăn, bỏ bữa và sốt nhẹ hơn. Mèo bị vàng da, bị viêm màng bồ đào. Lúc này ở phần bụng sẽ xuất hiện các hạch bạch tuyết màng treo bụng bị sưng lên. Mèo có một số triệu chứng của bệnh thần kinh như: mất kiểm soát, nhãn cầu rung và bị co giật.
c. Cách phòng tránh bệnh viêm phúc mạc
Khi mèo mắc phải căn bệnh này thì không thể nào được chữa khỏi. Việc điều trị chỉ giúp mèo kéo dài được sự sống. Vậy nên, để phòng tránh bệnh tốt nhất, chúng ta nên cho mèo được tiêm phòng ngừa từ khi mới 4 tháng tuổi. Ngoài ra, không nên để mèo sống chung trong cùng một chuồng với diện tích nhỏ hẹp. Thường xuyên vệ sinh chỗ ở của mèo, đặc biệt là phân mèo cần được làm sạch để ngăn ngừa loại virus gây bệnh.
Không nên để mèo ăn chung máng thức ăn, khử trùng và diệt khuẩn khay thức ăn bằng dung dịch diệt khuẩn. Khi mèo bị bệnh cần nhanh chóng cách ly với những loại thú nuôi khác.
7. Bệnh Chlamydia
a. Bệnh Chlamydia là bệnh gì?
Bệnh Chlamydia ở mèo là một căn bệnh do Chlamydophila Felis gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại trên màng nhầy của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, và chúng liên quan đến bộ phận sinh dục của mèo. Đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn. Mèo có độ tuổi từ 5 tuần đến 12 tuần là nhóm mèo dễ bị bệnh nhất. Đa phần bị lây từ mèo đã nhiễm Chlamydia trước đó.
Bệnh Chlamydia rất dễ bị lây, chỉ cần tiếp xúc với mèo bị bệnh, hoặc chúng ta vô tình ôm ấp chú mèo bị bệnh và sau đó không rửa tay hay diệt khuẩn, vi khuẩn này vô tình bám vào lại thú cưng và gây bệnh cho thú cưng.
b. Triệu chứng bệnh Chlamydia
Mèo bị bệnh Chlamydia thường xuất hiện gỉ mắt và khó thở. Dấu hiệu lâm sàng là sung huyết mạc, chảy mủ, chảy máu mắt và bị viêm tròng mắt. Gỉ mắt của mèo bị bệnh ban đầu chỉ là nước chảy ra từ mắt, sau đó sẽ chuyển thành gỉ đặc màu xanh hoặc màu vàng.
Và khi bệnh trở nên nặng hơn, mèo sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, sốt, chán ăn và bị viêm phổi nặng. Dựa vào triệu chứng này, chúng ta sẽ nghĩ mèo chỉ bị các căn bệnh thông thường về mắt, vậy nên chúng ta không được chủ quan để bệnh nặng hơn, dẫn đến các vấn đề suy hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng của thú cưng.
c. Cách phòng tránh bệnh Chlamydia
Nhóm tuổi bị bệnh chủ yếu là mèo con, vậy nên để phòng ngừa căn bệnh hiệu quả, thì việc mèo mẹ chuẩn bị mang thai và sinh con cần được khám và xét nghiệm rằng chúng âm tính với Chlamydia. Ngoài ra, không nên cho thú cưng tiếp xúc nhiều và gần với những chú mèo khác. Thường xuyên diệt khuẩn sau khi cho thú cưng đi ra ngoài, không những vậy chúng ta cũng phải khử khuẩn để ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất cho thú cưng.
Bên cạnh đó, khi mèo bị bệnh Chlamydia có sức đề kháng cao cũng sẽ dễ dàng chống chọi và vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần cung cấp thức ăn dinh dưỡng, có đầy đủ vitamin để tăng cường sức khỏe cho thú cưng.
8. Bệnh bạch cầu (FeLV)
a. Bệnh bạch cầu là bệnh gì?
Mèo bị bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh FeLV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Virus FeLV sau một thời gian tồn tại trên cơ thể, sẽ xâm nhập vào các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, làm cho tế bào bị chết hoặc đột biến. Không những vậy, một số tế bào còn bị ung thư sau nhiều năm bị nhiễm trùng.
Bệnh bạch cầu chỉ lây từ mèo sang mèo, và không lây lan sang cho con người hay các loại động vật khác. Virus có thể lây qua từ nước bọt, máu, nước tiểu, phân và sữa. Vì vậy, khi mèo mẹ mắc bệnh sẽ dễ lây truyền sang cho mèo con. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh không dễ lây lan, chúng chỉ bị khi có thời gian tiếp xúc quá nhiều hay thông qua những hoạt động tiếp xúc gần bao gồm giao phối, ăn chung và đi vệ sinh chung khay.
b. Triệu chứng bệnh bạch cầu
Trong giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu, mèo bị bệnh sẽ không có biểu hiện gì, vậy nên chúng ta sẽ rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, dựa vào một số triệu chứng sau, chúng ta có thể biết được mèo cưng có đang gặp vấn đề không tốt về sức khỏe hay không.
- Bên trong miệng và lòng trắng mắt có màu vàng
- Nướu nhạt
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, bàng quang hoặc da
- Hạch bạch huyết mở rộng
- Lông xơ xác
- Sốt dài ngày
- Bệnh tiêu chảy
- Viêm miệng
c. Cách phòng tránh bệnh bạch cầu
Vì hiện nay chưa có thuốc để tiêm phòng cho bệnh bạch cầu, vậy nên chúng ta chỉ có cách ngăn ngừa hiệu quả chính là cho mèo tránh xa các nguồn lây nhiễm. Khi cho mèo ra ngoài, nên quan sát và chú ý để mèo không tiếp xúc với vật nuôi lại. Vì có thể thú nuôi khác đang nhiễm loại virus này mà chúng ta không hề hay biết. Hay khi nhận nuôi một em mèo mới, bạn cần xét nghiệm rằng thú cưng âm tính với FeLV, để đảm bảo bé không lây nhiễm cho những chú mèo khác.
Khi trong nhà có một chú mèo mắc bệnh, cần nhanh chóng sắp xếp nơi ở riêng biệt. Khử trùng nơi ở sạch sẽ, cho mèo sử dụng tất cả các đồ dùng một cách riêng biệt. Sau mỗi lần tiếp xúc với mèo bị bệnh, chúng ta cần rửa sạch tay và sát trùng vi khuẩn.
9. Bệnh tiểu đường
a. Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường ở mèo là bệnh do thiếu insulin nội tiết tố. Có nghĩa rằng khi mèo không sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng nó bình thường, thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Kết quả là tăng đường huyết, và gây ra bệnh tiểu đường cho mèo. Bệnh tiểu đường gồm tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Mèo bị mắc tiểu đường loại 2 có thể sẽ trở thành loại 1, nếu như không được chữa trị kịp thời.
Vậy nên, khi mèo bị bệnh được phát hiện sớm, thì khả năng chữa lành là rất cao. Nhưng để đến khi bệnh trở thành loại 1, có nghĩa là không thể nào tự sản xuất insulin được nữa, thì cơ hội sống sót sẽ rất thấp.
b. Triệu chứng bệnh tiểu đường
Mèo bị bệnh tiểu đường có một sô triệu chứng cũng tương tự như những loại bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên, chúng ta cần quan sát kỹ hơn để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mèo.
- Giảm cân
- Thay đổi khẩu vị (tăng hoặc giảm)
- Thường xuyên khát nước
- Mất nước
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đi tiểu nhiều và không đúng nơi quy định
- Hơi thở thơm tho lạ thường
- Hung dữ, cáu gắt bất thường
- Bị rụng lông
c. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường cho mèo chính là xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Thường xuyên cho mèo tập thể dục để ngăn ngừa bệnh béo phí. Béo phì cũng là nguyên nhân cản trở việc sản xuất insulin, vậy nên chúng ta cần giữ cho mèo một thân hình cân đối. Không cho mèo ăn quá nhiều chất béo, thay vào đó bổ sung đầy đủ các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho mèo.
10. Bệnh da liễu
a. Bệnh da liễu – và các triệu chứng của bệnh da liễu ở mèo
Ngoài những căn bệnh xuất phát từ bên trong nội tạng, thì bệnh da liễu cũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo. Mèo bị bệnh da liễu có nhiều nguyên nhân khác nhau, và trong đó được phân thành những bệnh cơ bản như:
- Mụn trứng cá: Mèo cũng bị nổi mụn trứng cá, đây là một bệnh về da ở mèo thường gặp, mụn trứng cá thường xuất hiện trên và xung quanh cằm mèo.
- Da khô, bong tróc: Vào mùa đông, da mèo có thể bị khô và bong tróc. Đây là một dấu hiện rất bình thường, tuy nhiên có thể mèo của bạn đang bị bệnh về da liễu. Hỏi ý kiến bác sỹ thú y để giúp mèo hạn chế được tình trạng da khô, bong tróc này.
- Khối u da: Khối u trên da có thể là mụn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của căn bệnh ung thư. Vậy nên, khi bạn thấy trên da xuất hiện khối u, hãy nhanh đưa thú cưng đến bác sỹ thú y để thăm khám.
- Chấy: Chấy là một loại ký sinh tùng gây khô da. Việc chấy sinh sản nhiều và bám trên da sẽ làm cho da dần bị bong tróc, rụng lông và làm da bị nhiễm trùng.
- Ve tai: Ve tai là ký sinh trùng sống bám vào bên trong tai của mèo. Với sự tồn tại này, ve tai làm cho mèo dễ bị viêm da, dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Ve tai khiến mèo bị ngứa, dịch tiết và có mùi hôi khó chịu.
- Bọ chét: Bọ chét là một con vật hút máu trên cơ thể động vật. Khi mèo bị bệnh này, bọ chét sẽ dễ sản sinh và khiến mèo trở nên ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí chúng còn làm lớp da bên ngoài bị chảy máu.
- Rụng lông (Alopecia): Mèo rụng lông là chuyện rất bình thường, nhưng nếu mèo của bạn bị rụng lông trái mùa và rụng quá nhiều lông thì chắc chắn một điều rằng thú cưng đang bị các căn bệnh về da, dẫn đến việc lớp lông bị ảnh hưởng.
- Viêm da dị ứng: Cơ địa của mèo khi dị ứng vời thức ăn, thời tiết hay bụi bẩn sẽ làm cho mèo bị bệnh viêm da dị ứng. Mèo bị viêm da dị ứng sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẫn đỏ. Khi phần da bị tổn thương nặng, thì lớp lông của mèo cũng sẽ bị rụng và bị hói.
- Bệnh túi bào tử: Mèo bị bệnh túi bào tử là do nấm Sporotrichosis gây nên. Loại nấm này có thể lây lan sang cho con người. Vì vậy, khi mèo bị bệnh túi bào tử, cần được chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận.
- Giun đũa: Bệnh giun đũa cũng là một loại nấm làm tổn thương da của mèo, đặc biệt đối với mèo dưới 1 tuổi. Khi mèo bị bệnh này, phần da thường bị bong tróc và hói lông.
- Nhiễm trùng nấm men: Nhiễm trùng nấm men do một loại nấm gây ra, gây tổn thương và làm da bị trầy xước.
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn da là do các vấn đề da không được giải quyết kịp thời. Đơn giản như bị mụn trứng cá, nếu không được khám và điều trị thì mụn trứng cá có thể làm cho nang lông của mèo bị nhiễm trùng.
b. Cách phòng tránh bệnh da liễu
Để giúp mèo không bị các bệnh liên quan về da, hãy luôn giúp mèo giữ vệ sinh sạch sẽ từ thân thể cho đến nơi sinh hoạt, ngủ nghĩ. Đối với những chú mèo thích sử dụng quần áo, thường xuyên thay và giặt rửa quần áo cho boss. Các bệnh về da cũng dễ bị lây, nếu một trong những thú cưng của bạn xuất hiện tình trạng này, cần cho chúng ở riêng và cách ly hoàn toàn với những loài vật nuôi khác.
Xem thêm:
- 8 dấu hiệu mèo sắp chết – Nhận biết biểu hiện & cách xử lý
- 14 dấu hiệu chó sắp chết – Nhận biết biểu hiện & chuẩn bị tâm lý
- 5 dấu hiệu chuột hamster sắp chết – nhận biết triệu chứng & cách xử lý!
Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể biết được các căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo, để từ đó có cách phòng ngừa và đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Điều quan trọng hơn hết là các bạn phải đưa thú cưng đến thăm khám tại các cơ sở thú y, chỉ có như vậy boss mới được áp dụng các phương pháp trị liệu chữa bệnh sớm và nhanh chóng được phục hồi sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: